Chia sẻ CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ BỎNG

  • Xin chào Khách !
    - Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với "Diễn đàn CHA MẸ NUÔI CON" hãy Đăng ký tài khoản.
    - Nếu đã có tài khoản bạn hãy Đăng nhập và tham gia giao lưu với các Cha mẹ trên Forum.
    - Bất kỳ hành vi SPAM nào bị phát hiện, BQT sẽ xóa ngay bài đăng và BAN tài khoản vĩnh viễn.
Lượt xem
250
CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ BỎNG


Trong cuộc sống không thể nào tránh khỏi những trường hợp bị bỏng. Khi không may bị bỏng chắc hẳn rằng bạn sẽ rất lúng túng dẫn đến làm cho vết thương nặng hơn. Vậy khi bị bỏng nên làm gì để xử lý ngay vết bỏng? Cách xử lý sẽ được giải đáp trong bài viết sau.



Bỏng và các cấp độ bỏng

Bỏng là tai nạn phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải và nếu không biết cách xử lý vết thương, vết bỏng sẽ càng trở nên nặng nề hơn. Ngoài nguyên nhân bỏng cháy nổ, các mẹ thường xuyên bị bỏng khi làm bếp, bỏng bô xe máy, bỏng thiết bị sinh hoạt và làm việc,...

Những tai nạn này thường xuyên xảy ra trong cuộc sống do đó bạn cần phải bổ sung cho mỉnh một số kỹ năng cần thiết giúp giảm thiểu hậu quả khi không may xảy ra tai nạn.

Nếu vết bỏng chỉ có màu đỏ, không có mụn nước nổi rộp thì vết thương đó chỉ là vết thương nhẹ, chỉ bị tổn thương biểu bì bên ngoài. Loại bỏng này được gọi là bỏng cấp độ 1.


Hình mô tả các loại bỏng theo cấp độ (Nguồn: Internet)

Nếu vết bỏng màu đỏ, có xuất hiện nốt phồng rộp, da mặt ngoài bị bong hoặc trôi, có thể nhìn thấy màu hồng của thịt bên trong kèm theo nhiều chất lỏng rỉ ra ngoài, đây được xem lag bỏng độ 2.

Nếu vết bỏng có những dấu hiệu của bỏng độ 2 mà còn có thể thấy thịt bên trong có màu loang lổ trắng – đỏ và rỉ nước dịch màu. Đây là vết bỏng sâu và nghiêm trọng hơn độ 2.

Khi vết bỏng thấy thịt bên trong có màu nâu đỏ hoặc xám, nhợt nhạt, không có nhiều chất lỏng chảy ra thì có thể xem là nặng nhất, xếp vào bỏng cấp độ 3.

Các bước xử lý khi bị bỏng

Cởi ngay quần áo ngay vết bỏng

Khi bị bỏng, bạn cần phải cởi ngay quần áo nếu nó đang làm che đi vết bỏng. Thực tế, khi bị bỏng trên người thông qua lớp quần áo, nếu không cởi, nước nóng thấm vào quần áo sẽ làm cho vết bỏng ngấm lâu và nóng thêm. Do đó, khi bị bỏng cần cởi ngay quần áo chỗ vết bỏng để không vết thương nặng thêm.

Rửa và ngâm vết bỏng vào nước lạnh

Với những vết bỏng có diện tích nhỏ hoặc chưa nghiêm trọng bạn nên nhanh chóng ngấm hoặc chườm nước lạnh. Điều này có thể làm nguội, giảm nhiệt gây hại cho da đồng thời làm giảm đau một cách hiệt quả.

Lưu ý rằng, bạn phải ngâm vết thương trong nước sạch vì dùng nước bẩn vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da hoặc vết thương hở gây nhiễm trùng.

Băng bó vết thương trước khi đi viện

Trước khi đi viện điều trị, bạn nên băng bó vết thương trong quá trình di chuyển để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương trên đường đi.


Cần phải băng bó vết thương trước khi đi bệnh viện (Nguồn: Internet)

Khi vết bỏng bị rộp, bạn cần phải xử lý khử trùng rồi nặn nước dịch ra. Nếu vết phồng rộp có nước nhỏ rỉ ra, nó sẽ tự tiêu theo thời gian, bạn không cần phải đến bệnh viện.

Tuy nhiên, khi vết bỏng phồng rộp to, cảm giác đau thì bạn cần phải xử lý diệt khuẩn và làm cho nước chảy ra, băng bó và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trên đây là các bước xử lý khi bị bỏng mà GlobeDr muốn chia sẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy gửi câu hỏi đến ngay các bác sĩ thông qua ứng dụng GlobeDr. Các bác sĩ với trình độ chuyên môn cao sẽ giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác.

Link tải app cho Iphone
Links tải app cho các điện thoại khác
 

Bạn nên xem thêm