U máu ở trẻ sơ sinh-những điều mẹ cần biết

  • Xin chào Khách !
    - Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với "Diễn đàn CHA MẸ NUÔI CON" hãy Đăng ký tài khoản.
    - Nếu đã có tài khoản bạn hãy Đăng nhập và tham gia giao lưu với các Cha mẹ trên Forum.
    - Bất kỳ hành vi SPAM nào bị phát hiện, BQT sẽ xóa ngay bài đăng và BAN tài khoản vĩnh viễn.
Lượt xem
197
Các Loại U Máu Ở Trẻ
U máu là loại u lành tính được cấu tạo bởi nhiều mạch máu phát triển quá mức hợp lại tạo thành thường xuất hiện ở trẻ khi mớ sinh ra.
Bệnh u máu ở trẻ em được thể hiện dưới ba dạng lâm sàng: u máu trong da, dưới da và hỗn hợp.
U máu trong da
U máu trong da hay còn gọi u máu nông. Loại u máu này có diện tích rộng, hẹp khác nhau, màu đỏ, lúc đầu nhẵn bằng phẳng với mặt da, sau đó gồ lên, sáng hơn, dùng hai ngón tay cái ấn giãn ra có thể mất màu hồng, sau đó trở lại màu cũ khi bỏ tay ra. Tên thường gọi là bớt hồng có thể xuất hiện trên mặt, tay, chân, và lưng. Gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng khi xuất hiện ở mặt. Bớt này có thể tự mất khi trẻ lớn nên
U máu dưới da
U máu dưới da hay còn gọi u máu sâu. Trong dân gian còn gọi là vá chó , hay bớt máu là khối u dưới da gồ lên so với vùng da lành, nóng,có màu sắc đỏ nhạt nhưng không thấy mạch đập khi ấn ngón tay.
U máu hỗ hợp
U máu thể hỗn hợp. U được biểu hiện bởi một vùng đỏ nổi gờ trên một vùng da lành, sau đó vùng dưới da dần phát triển rộng xung quanh vùng u máu trong da. Thể u máu hỗn hợp thường chỉ xuất hiện ở một vài vùng tổn thương, vị trí hay gặp là ở vùng đầu, mặt , cổ.
U máu còn có thể chia thành các dạng tương tự như sau

Về hình thái, u máu được chia làm 3 loại
– U máu mao mạch: Xuất hiện như một vết son hay một mảng màu rượu chát trên cùng mặt phẳng với da bình thường, ấn xuống không mất màu.
– U máu dạng hang: Thường lớn, nhô khỏi mặt da. Trong đa số trường hợp, u lan rộng và xâm lấn mô dưới da, cơ và có thể làm biến dạng cơ thể. Loại u này có thể xuất hiện cả ở các cơ quan nội tạng hay trong não.
– U hỗn hợp: Thường gồm cả thể hang và mạch bạch huyết, gặp nhiều nhất ở tuyến mang tai, thương tổn nằm cả trong và dưới da.
Các Giai Đoạn Phát Triển Của U Máu Ở Trẻ Sơ Sinh
Sau khi xuất hiện, u máu có thể lớn dần lên, từ một vết nhỏ như nốt ruồi son, nó trở thành một mảng hồng đậm màu, thậm chí có thể gồ lên thành mảng. U thường lớn dần theo cơ thể trẻ em, phát triển nhanh hay chậm tùy theo từng vị trí. Chẳng hạn, những u máu ở vùng gần niêm mạc như môi, mắt, vùng cổ, tuyến nước bọt, tuyến dưới hàm sẽ phát triển rất nhanh. Những u ở bề mặt da, tứ chi, ngực, bụng, thường ít phát triển hơn so với ở mặt.
Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh tiến triển qua 3 giai đoạn.Giai đoạn tiến triển, giai đoạn ổn định, giai đoạn thoái triển.
U máu thường xuất hiện vào tuần đầu tiên sau khi đứa trẻ ra đời, hình thái lâm sàng rất hay thay đổi, có thể là một đám giãn mạch mầu xanh xám, có khi là sẩn đỏ hay dát màu xanh. Tổn thương ban đầu có thể dễ lẫn với các u sắc tố và thường được bỏ qua trong tuần lễ đầu tiên. Nhưng sau đó u máu diễn biến nhanh chóng và biểu hiện rõ nét trên lâm sàng
Giai đoạn tiến triển
Giai đoạn này kéo dài từ 6 – 8 tháng tùy theo thể lâm sàng. Với thể u máu trong da, thời gian phát triển có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng, riêng thể u máu dưới da, thời gian này dài hơn, từ 8 – 10 tháng. Trong giai đoạn này, u máu tăng cả về thể tích và diện tích của khối u. Khối u trở nên đỏ và to dần theo thời gian, ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ.
Nếu khối u nằm ở các vị trí như mi mắt, môi, mũi thì ngoài vấn đề thẩm mỹ còn có những rối loạn về chức năng của đứa trẻ.
Giai đoạn ổn định
Sau giai đoạn tiến triển thì từ tháng 8 trở đi, u máu sẽ không thay đổi về thể tích và màu sắc, khối u sẽ ổn định như vậy cho tới tháng 18 – 20.
Giai đoạn thoái triển
Giai đoạn thoái triển. Khối u nhỏ dần, màu sắc trở nên nhạt màu. Kích thước của khối u máu càng nhỏ khi trẻ lớn, đến 6 – 8 tuổi, ảnh hưởng duy nhất của u máu chỉ là vấn đề thẩm mỹ và không có những rối loạn chức năng đáng kể nào.
Các Mẹ đọc thêm nhiều bài viết từ Mẹ Việt tại đây nhé