Chia sẻ Trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng rốn - cách chăm sóc bé đúng cách

  • Xin chào Khách !
    - Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với "Diễn đàn CHA MẸ NUÔI CON" hãy Đăng ký tài khoản.
    - Nếu đã có tài khoản bạn hãy Đăng nhập và tham gia giao lưu với các Cha mẹ trên Forum.
    - Bất kỳ hành vi SPAM nào bị phát hiện, BQT sẽ xóa ngay bài đăng và BAN tài khoản vĩnh viễn.
Lượt xem
186
Trẻ sơ sinh khi mới sinh ra cần được mẹ chăm sóc một cách chu đáo và đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, những chị em mới lần đầu làm mẹ thì lấy đâu ra kinh nghiệm chăm con. Chính vì vậy các mẹ cần chú ý, đặc biệt là quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh. Các mẹ đừng nghĩ bé rụng rốn rồi thì không cần chăm sóc nữa, cả một quá trình đấy mẹ ạ.

Dưới đây e chia sẻ đến các mẹ cách chăm sóc dây rốn cho con, các mẹ nhớ để ý nhé.


Vai trò của dây rốn là gì?

Khi còn trong bụng mẹ, chất dinh dưỡng và ôxy được truyền đến bé thông qua nhau thai. Chân nhau thai bám chặt vào thành tử cung của người mẹ để hút dưỡng chất, nhau thai được kết nối với em bé bởi dây rốn thông qua một lỗ hổng ở bụng bé.

Sau khi em bé được sinh ra, dây rốn sẽ được bác sĩ kẹp chặt và cắt gần sát với mặt bụng của bé. Các thao tác này được thực hiện rất nhanh gọn, không đau và cuối cùng còn lại một cuống rốn trên bụng của bé.

Sau bao lâu bé rụng rốn?

Nếu mẹ chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh một cách cẩn thận và không gây ra các biến chứng nào khác thì khoảng 1-3 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp cá biệt rốn của trẻ có thể phải mất 1 tháng để rụng đi hoàn toàn.

Cảnh giác với nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh


Khi còn trong bụng mẹ, bé nhận chất dinh dưỡng và oxy qua nhau thai bám vào thành trong tử cung mẹ. Nhau thai được nối với em bé bằng dây rốn thông qua một lỗ nhỏ trên bụng của bé.

Sau khi bé chào đời, dây rốn không còn tác dụng gì và được cắt bỏ. Thông thường, dây rốn sẽ tự khô và rụng trong vòng từ 1 – 2 tuần. Trong thời gian rốn chưa khô và rụng, nếu không được chăm sóc tốt, bộ phận này sẽ là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé, gây nhiễm khuẩn.

Các nhiễm khuẩn rốn thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh gồm các loại sau:

– Viêm rốn có mủ: Các mẹ có thể phát hiện bé bị viêm rốn có mủ khi thấy những triệu chứng sau:
  • Chân rốn bé bị tấy đỏ, phù nề, có mùi hôi, luôn ẩm ướt, chảy mủ vàng và lâu rụng.
  • Bé có thể bị sốt hoặc không, quấy khóc, không chịu bú …
Nếu thấy bệnh biểu hiện nhẹ, các mẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách thay băng hàng ngày cho bé, nặn hết mủ, rửa rốn bằng dung dịch oxy già. Sau đó lau khô rồi rắc bột kháng sinh, dùng băng gạc vô trùng băng lại.

Tuy nhiên, nếu biểu hiện bệnh nặng, bé sốt cao, bỏ bú, toàn thân mệt mỏi, suy sụp … cần phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế.

– Viêm mạch máu rốn: Mạch máu rốn gồm 2 động mạch, 1 tĩnh mạch. Sau khi bé ra đời, các mạch máu rốn sẽ xẹp và xơ hóa. Quá trình này thường kéo dài 6 – 8 tuần sau khi sinh, có trường hợp đến 9 – 11 tuần.

Nếu chăm sóc không tốt, vi khuẩn có thể vào các mạch máu, gây viêm nhiễm. Các động mạch này càng dễ bị viêm nhiễm hơn nếu sau khi cắt rốn, máu ở khu vực này còn tồn đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Do đó, khi thấy thành bụng phía dưới rốn bị phù nề, tấy đỏ, mẹ vuốt thành bụng theo chiều từ xương mu lên rốn thấy mủ chảy ra, bé quấy khóc, biếng ăn, mệt mỏi … có thể bé đã bị viêm động mạch rốn.

Ngược lại, khi vuốt thành bụng từ mỏm ức xuống rốn thấy mủ chảy ra, thành bụng phía trên rốn tấy đỏ, phù nề, bé có thể đã bị viêm tĩnh mạch rốn. Chứng viêm tĩnh mạch rốn rất nguy hiểm, vì vi khuẩn dễ lan ra các cơ quan xung quanh như gan, mật, dẫn tới nhiễm trùng huyết. Vì vậy, các mẹ cần đưa bé đến bệnh viện sớm nếu phát hiện các triệu chứng trên để được chữa trị kịp thời.

– Uốn ván rốn. Đây là bệnh nguy hiểm, bởi nếu nặng, bé có thể bị co thắt do các cơ thở, dẫn đến tử vong. Khi bị uốn ván rốn, bé sẽ sốt, bỏ bú, sau đó cứng hàm, co cứng toàn thân, hai tay nắm chặt. Nếu có các tác nhân tác động như ánh sáng, âm thanh sẽ làm gia tăng thêm tình trạng co giật.

– U hạt rốn. Mặc dù cuống rốn đã rụng nhưng vùng chân rốn vẫn bị rỉ dịch vàng kéo dài, bé không có dấu hiệu sốt, hoặc sưng, nóng đỏ vùng rốn. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, u hạt rốn có thể kéo dài dẫn đến nhiễm trùng rốn.

Cách thay băng rốn đúng cách cho trẻ để phòng bệnh viêm rốn.


Khi rốn chưa rụng cần thay băng rốn hàng ngày, ít nhất trong ba ngày đầu. Sau đó, nếu không gian gia đình thoáng, rộng không có ruồi muỗi thì nên để cuống rốn hở, làm như vậy rốn sẽ chóng khô và bé rụng rốn nhanh hơn.
  • Đầu tiên, mẹ hoặc người thay băng rốn phải rửa sạch tay bằng xà phòng.
  • Tháo bỏ băng rốn cũ.
  • Dùng bông tẩm cồn 90 độ bôi vào cuống rốn để diệt trùng. Trước tiên, bôi ở đầu cuống rốn rồi mới bôi xuống thân và chân. Nếu muốn bôi lại thì dùng miếng bông khác thấm cồn rồi làm lại theo thứ tự trên. Không nên dùng cồn i-ốt vì có thể làm cháy da bụng của bé.
  • Mở một miếng gạc vuông vào chân cuống rốn, lấy phần gạc còn lại đắp lên.
  • Cuối cùng băng rốn lại bằng băng sạch quấn ngang bụng, nhưng không quá chặt và quá dày nhất là vào mùa hè.
Cách chữa bệnh viêm rốn ở trẻ sơ sinh

Khi phát hiện trẻ bị viêm rốn, nếu ở thể nhẹ có thể dùng cồn 35 độ thấm bông y tế lau sạch lỗ rốn. Sau đó dùng dung dịch ôxy già 3% lau chùi hết mủ hoặc các chất tiết ra.

Nếu đầu rốn còn lại đó bị rụng thì cần phải lật mở lỗ rốn ra. Quan sát nếu thấy mặt ngoài của rốn đã có vảy nhưng bên trong vẫn còn tích tụ mủ thì phải dùng bông thấm Nitrofurazone 0,1 % đắp vào rốn mỗi ngày 3 – 4 lần.

Khi cần có thể dùng cả thuốc kháng sinh. Đồng thời cũng nên để ý xem toàn thân có bị chứng bệnh bại huyết không.

Nếu sau khi rụng rốn ở trẻ sơ sinh, chỉ có một ít nước rỉ ra thôi thì chỉ cần mỗi ngày 2 lần dùng cồn 75% để lau khô, sát trùng chỗ đầu rốn đó. Sau mấy ngày là vết thương khô và khỏi. Trường hợp này không phụ thuộc chứng bệnh viêm rốn nói trên.

Quan niệm treo cuống rốn lên bóng đèn sau khi rụng rốn ở trẻ sơ sinh.

Ở Việt Nam có quan niệm rằng sau khi bé rụng rốn, treo cuống rốn của con lên bóng đèn hay đèn học thì con sẽ sáng dạ, thông minh và sau này học giỏi hơn. Không chỉ có ở Việt Nam mà ở Nhật cũng có tục lệ như vậy.

Khi bé rụng rốn thì nhiều mẹ đã treo lên bóng đèn hoặc cất cho vào hộp cất để làm kỷ niệm. Vậy quan niệm trên có đúng hay không?

Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc này cũng có những ý kiến đồng tình nhưng cũng có những ý kiến trái ngược nhau. Cùng tham khảo ý kiến của các mẹ nhé.

Mẹ Bin ở Hà Nội chia sẻ: “Em thấy mẹ chồng em bảo buộc cuống rốn của con lên bóng đèn hoặc để cạnh gương thì sau này con thông minh lắm. Nếu mẹ nào sinh 2 – 3 bé rồi thì nên buộc cuống rốn của các con lại chung với nhau và chôn cùng một chỗ cho anh em thương nhau hơn. Mình thấy cũng đúng hồi trước mẹ chồng mình cũng làm thế, nhà có 3 anh em mà thương nhau lắm, chẳng mấy khi bất hòa các mẹ ạ. Sau này có con mình cũng làm vậy.”

Mẹ Ngọc Lan: “Mình thì lại thấy các mẹ nói treo cuống rốn của con vế hướng mặt trời mọc thì bé sẽ thông minh lanh lợi hơn. Con mình được 3 tuổi rồi mà mình vẫn cất cuống rốn của con. Mình phơi khô cuống rốn con rồi cất vào trong một cái hộp làm kỷ niệm. Mình thấy hàng xóm ai cũng khen con thông tinh, lanh lợi không biết có đúng không các mẹ nhỉ.”

Chị Thu ở Bắc Giang: “Do hồi đó sinh bé em không biết nên chẳng để ý bé rụng rốn từ bao giờ. Giờ thấy tiếc quá các mẹ ạ. Lần sau sinh bé thứ 2 mình cũng phải làm như vậy mới được. Nhưng mà hồi lúc bé cắt những sợi tóc đầu tiên (tóc máu) thì em cũng có cất lại được vài lọn làm kỷ niệm cho con.”

Một bà mẹ cùng ý kiến khác chia sẻ: “Việc có thông minh hay không thông minh thì mình cũng không rõ lắm các mẹ ạ, nhưng mình chỉ biết hồi đó mình lấy 2 cái cuống rốn của 2 đứa nhà mình cột lại với nhau sau đó đem chôn chung thì thấy 2 anh em nó yêu thương nhau lắm các mẹ.

Nhưng cũng có một số ý kiến ngược lại với các mẹ trên.

Chị Hường ở Tp Hồ Chí Minh: “Mình thấy việc con thông minh hay không chẳng liên quan tới việc treo lên bóng đèn cả. Các mẹ muốn con mình được thông minh thì cần dạy dỗ con cái thật tốt, tạo điều kiện cho con được học tập và phát triển một cách toàn diện nhất. Khi áp dụng những quan niệm dân gian mọi người cũng nên tìm hiểu để áp dụng cho đúng.”

Cùng ý kiến với chị Hường chị Lan Phương cũng chia sẻ: “Thực ra thì mình cũng không tin cho lắm, thấy đây chỉ là quan niệm dân gian thôi, nhưng do mẹ chồng mình cứ bắt phải treo cuống rốn của con cạnh bóng đèn nên mình cũng chiều ý mẹ chồng làm theo.”

Dù có các mẹ có làm cách nào đi chăng nữa thì ba mẹ cũng nên nhớ một điều rằng, để con có một sức khỏe tốt nhất, có thể được phát triển một cách toàn diện từ thể chất tới trí não thì bố mẹ cần chăm sóc bé tạo điều kiện cho bé một cách tốt nhất.

Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, nuôi dạy con đúng cách, tìm cách khuyến khích con, tạo điều kiện cho con phát huy được khả năng sáng tạo của mình.

Các mẹ có cách nào chăm sóc trẻ sau khi rụng rốn ở trẻ sơ sinh thì chia sẻ bên dưới cho mọi người cùng biết nhé.

Xem thêm: Công thức ăn dặm kiểu Nhật cho bé.
 

Liên hệ quảng cáo

Bài viết mới