Hướng dẫn Trầm cảm ở trẻ em – những điều bố mẹ cần biết

  • Xin chào Khách !
    - Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với "Diễn đàn CHA MẸ NUÔI CON" hãy Đăng ký tài khoản.
    - Nếu đã có tài khoản bạn hãy Đăng nhập và tham gia giao lưu với các Cha mẹ trên Forum.
    - Bất kỳ hành vi SPAM nào bị phát hiện, BQT sẽ xóa ngay bài đăng và BAN tài khoản vĩnh viễn.
Lượt xem
87
Theo một thống kê của UNICEF – Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc có đến 29% trẻ em trong độ tuổi phát triển có bệnh liên quan đến thần kinh tại Việt Nam. Đây là một con số đáng báo động về những căn bệnh thần kinh, đặc biệt là trầm cảm ở trẻ em.

Một bệnh lý rất dễ xảy ra ở trẻ và rất nguy hiểm về dài lâu khi bố mẹ không biết cách phòng ngừa, và triệu chứng của trẻ. Bài viết sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu về căn bệnh trầm cảm từ khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa cho trẻ.

Bệnh trầm cảm ở trẻ em là gì?

Nguồn: Envato
Trầm cảm là loại bệnh liên quan đến tâm lý, những người mắc bệnh thường có tâm trạng buồn, không có cảm hứng với những thứ xung quanh kéo dài.

Đối với các bé cũng như những người trưởng thành sẽ có những ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi, tâm lý, và thể chất.

Bệnh lý trở nên nguy hiểm cho các bệnh nhân nếu như không phát hiện kịp thời, và có thể dẫn đến ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày, hoặc nặng nhất là có ý muốn tự tử.

Nguyên nhân trầm cảm ở trẻ

Bệnh lý này ở trẻ em là vô cùng nguy hiểm khi bố mẹ không thể biết được nguyên nhân để giúp bé điều chỉnh lại tâm lý bình thường. Một số nguyên nhân bố mẹ nên xem xét:

1. Bạo lực học đường: Việc thiếu sự quan tâm từ bố mẹ với vấn đề sinh hoạt trên trường của trẻ dẫn đến việc trẻ luôn dấu kín tâm sự của mình. Và khi trẻ bị ức hiếp từ bạn bè hoặc các trẻ lớn tuổi hơn, trẻ không dám thổ lộ vì sợ bố mẹ không tin tưởng. Điều này hình thành một lối sống khép kín, lo âu, cô đơn, không ai bảo vệ và dần dẫn đến tách biệt xã hội.

2. Ảnh hưởng từ gia đình: Trẻ em tâm lý chưa hoàn thiện nên khi có những vấn đề mâu thuẫn xảy ra giữa bố mẹ, trẻ sẽ có xu hướng đổ lỗi cho bản thân mình đã gây ra cuộc cãi vã đó.

Hay những vấn đề gây ra chấn động tâm lý cho trẻ như bố mẹ ly thân, điều này buộc trẻ phải sống với một trong hai người và có thể gây ra cảm giác cô đơn cho trẻ khi thiếu vắng tình thương bố hoặc mẹ. Về dài lâu trẻ sẽ mất đi sự linh hoạt hằng ngày, mặc cảm và cuối cùng là trầm cảm.

3. Thay đổi môi trường sống: Môi trường sống đóng vai trò quan trọng đối với trẻ thơ, vì tâm lý trẻ đã hình thành một liên kết tình cảm với những nhân tố nơi bé đang sống như bạn bè, trường lớp, họ hàng,..

Khi bố mẹ đột ngột chuyển nơi sinh sống mà trẻ chưa được biết trước sẽ gây ra cảm giác hụt hẫng, buồn rầu cho trẻ.

Hơn nữa, trẻ phải bắt đầu lại từ những mối quan hệ bạn bè, trường mới,…và việc làm quen những mối quan hệ này có thể gây ra áp lực cho trẻ.

4. Áp lực điểm số: Trong giai đoạn phát triển thể chất và tư duy, trẻ cần tham gia những hoạt động vui chơi và học tập. Nhưng áp lực từ bố mẹ đặt ra các tiêu chuẩn học tập quá cao cho trẻ có thể gây ra những rào cản về mặt phát triển:

  • Thiếu tự tin do sự chỉ trích từ bố mẹ khi không đạt được mục tiêu mong muốn
  • Khả năng sợ thất bại ở trẻ sẽ rất lớn và ngăn cản trẻ phát triển trong tương lai
  • Trẻ không thể thổ lộ khó khăn của mình với bố mẹ vì sợ bị chỉ trích
Những khó khăn trẻ phải gánh chịu gây ra một tâm lý khép về dài lâu.

5. Tiền sử bệnh lý: Theo nghiên cứu, khi trẻ sinh ra trong một gia đình có tiền sử bệnh trầm cảm, thì có khả năng trẻ mắc bệnh lý trầm cảm rất cao. Tỷ lệ mắc bệnh của trẻ có thể gấp 3 lần những đứa trẻ khác.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em


Nguồn: Envato​

Những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ nên được bố mẹ quan tâm nhiều hơn qua những hành động sau:
  • Biểu hiện qua giấc ngủ: Giấc ngủ mang đến một nguồn năng lượng dồi dào cho trẻ phát triển thể chất lẫn tinh thần. Nhưng khi trẻ có những biểu hiện lạ thường từ giấc ngủ như giật mình lúc nửa đêm, và òa khóc, cũng như tình trạng kéo dài dai dẳng hơn 2 tuần. Thì đây là lúc bố mẹ phải để ý, cũng như nghĩ đến dấu hiệu của căn bệnh trầm cảm ở bé.
  • Hành vi nhận thức: Một đứa trẻ phát triển bình thường sẽ có thể biết nói, đứng và đi chập chững vào độ 2 tuổi, nhưng nếu con bạn đã 3,4 tuổi vẫn không có những hành động ấy thì tỷ lệ bệnh lý trầm cảm ở bé là rất cao.
  • Trí nhớ của bé: Sự tò mò học hỏi thông tin rất nhanh là dấu hiệu trí não bé phát triển bình thường trong độ từ 0-6 tuổi. Nhưng khi bố mẹ bắt gặp những dấu hiệu hay quên, thiếu tập trung, thờ ờ với những thứ xung quanh, đây có thể là một trong những dấu hiệu trầm cảm của trẻ.
  • Biểu hiện tâm lý của bé: Khi bắt gặp bé có những dấu hiệu không giống với những bạn đồng trang lứa như hay lo lắng, vẻ mặt buồn rầu, khép kín,…trong thời gian dài. Đây có thể là bệnh lý trầm cảm ở bé. Vì trong giai đoạn phát triển bé sẽ có khuynh hướng rất năng động, nghịch ngợm, tìm hiểu mọi thứ xung quanh.
Đôi khi trẻ cũng có những dấu hiệu bất thường, cáu gắt, hay khóc trong vài ngày thì bố mẹ đừng nên đánh giá vội vàng về biểu hiện trầm cảm. Vì trầm cảm là một dấu hiệu những cảm xúc khác thường kéo dài có mức ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

Ngăn ngừa bệnh lý trầm cảm ở trẻ

Bố mẹ cũng có thể thấy những dấu hiệu bệnh lý trầm cảm ở trẻ rất nguy hiểm, và một số trường hợp còn nghiêm trọng hơn. Vì thế bố mẹ nên áp dụng tiêu chí phòng bệnh hơn chữa bệnh cho con trẻ theo những phương cách sau:
  • Lắng nghe: Việc nghe con tâm sự là vô cùng quan trọng, vì khi đó trẻ muốn bố mẹ có thể chia sẻ, đồng cảm với những gì bé trải qua. Do đó, khi có một sự việc bé mắc lỗi bố mẹ không nên nặng lời mà hãy cho bé được giải thích, và bố mẹ chủ động đưa ra lời khuyên cho bé.
  • Tránh cãi vã trước mặt trẻ: Nhiều bố mẹ dù biết khi cãi nhau trước mặt trẻ có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ về sau, nhưng họ không thể kiềm chế được bản năng tự vệ của mình và vô tình ảnh hưởng đến trẻ. Điều đó có thể làm cho trẻ buồn rầu, suy sụp tinh thần, nên bố mẹ cần phải bình tĩnh giải quyết vấn đề xung đột trong không gian chỉ có hai người.
  • Hướng dẫn trẻ phòng tránh bạo lực học đường: Khi được sự chỉ dẫn của bố mẹ trong những vấn đề bạo lực học đường, trẻ có thể linh hoạt phòng tránh và dễ dàng mở lòng tâm sự với bố mẹ hơn vì trẻ biết bố mẹ là nơi đáng tin cậy để giúp đỡ mình tháo gỡ những khó khăn.
  • Không đặt ra mục tiêu quá cao với trẻ: Dù mục đích của bố mẹ là muốn trẻ có tương lai tốt đẹp, nhưng thay vì dồn ép trẻ phải đạt được nhiều mục cùng lúc, bố mẹ nên giúp trẻ đặt ra từng mục tiêu nhỏ lẻ theo tuần, tháng để trẻ không bị áp lực. Điều này cũng giúp trẻ rèn luyện kỹ năng đặt mục tiêu và quản lý chặt chẽ từng cái một.
  • Nên cố định chỗ ở dài lâu: Trong thời gian trẻ đang phát triển bố mẹ không nên thay đổi quá nhiều chỗ ở, thay vào đó hãy đợi trẻ có tâm lý ổn định hơn tại một độ tuổi nhất định để thích nghi với sự thay đổi đó.
Bệnh lý trầm cảm ở trẻ em phát triển rất phức tạp, vì thế bố mẹ nên quan tâm trẻ thường xuyên xem trẻ có những thay đổi bất thường nào không để kịp thời điều chỉnh.

Mong rằng bài viết sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức về việc chăm sóc trẻ, cũng như hiểu được tâm lý phức tạp của trẻ ở độ tuổi đang phát triển để tránh những vấn đề không mong muốn ở trẻ.

Và đừng quên theo dõi Dạy Con Kiểu Nhật để được cập nhật những kiến thức mới nhất về nuôi dạy trẻ.

Xem thêm nhiều thông tin nuôi dạy con tại Dayconkieunhat.vn nhé các mom!
 

Liên hệ quảng cáo