Chia sẻ Tăng động giảm chú ý (ADHD) và nguy cơ béo phì?

  • Xin chào Khách !
    - Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với "Diễn đàn CHA MẸ NUÔI CON" hãy Đăng ký tài khoản.
    - Nếu đã có tài khoản bạn hãy Đăng nhập và tham gia giao lưu với các Cha mẹ trên Forum.
    - Bất kỳ hành vi SPAM nào bị phát hiện, BQT sẽ xóa ngay bài đăng và BAN tài khoản vĩnh viễn.
Lượt xem
224

Những người mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) kể cả trẻ em, đều có nguy cơ thừa cân cao hơn gấp 5 lần so với người bình thường. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân nào gây ra thừa cân ở người mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)? Biện pháp nào có thể khắc phục, làm giảm các nguy cơ này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây:

Các nguy cơ khiến người mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) dễ bị thừa cân, nguy cơ béo phì cao?
1. Thuốc điều trị ADHD

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường được giúp đỡ trị liệu bằng thuốc để cải thiện các hành vi và khả năng tập trung. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc có thể là thừa cân.

Thuốc điều trị chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) hoạt động trên cơ chế giúp người bệnh đốt cháy calo nhanh hơn bình thường. Chẳng hạn như methylphenidate (Ritalin) và amphetamine/dextroamphetamine (Adderall),… Tác dụng của thuốc thường chỉ kéo dài trong vài giờ. Và do đó, ngay sau khi tác dụng của thuốc biến mất, cơ thể nhận ra sự thiếu hụt năng lượng và tạo ra cảm giác thèm ăn mạnh mẽ hơn. Điều này càng khiến bạn ăn nhiều hơn nữa, cứ như vậy, có thể dẫn đến dư thừa các chất trong cơ thể khiến bạn bị béo phì. Đó là lý do mà những người bị tăng động giảm chú ý, nhất là trẻ em cần được phối hợp nhiều phương pháp tự nhiên để điều trị, thay vì phụ thuộc vào thuốc.

2. Khả năng kiểm soát hành vi
Người bị tăng động giảm chú ý
thường khó kiểm soát các hành vi của mình, hay bị quá khích và vận động thái quá. Hành động thái quá này đôi khi xảy ra với cả việc ăn uống, khiến người này ăn nhiều hơn cần thiết hay nặng hơn là bị rối loạn ăn uống.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bị tăng động giảm chú ý có thể cảm thấy căng thẳng, trầm cảm và giải tỏa bằng biện pháp ăn uống.

Cả hai tình huống trên đều trực tiếp dẫn đến thừa cân béo phì.

3. Thói quen ăn uống

Các triệu chứng của tăng động giảm chú ý (ADHD) có thể khiến thói quen ăn uống bị ảnh hưởng đáng kể như:
  • Khó tập trung khi lựa chọn và cân nhắc chế độ ăn, dẫn đến sử dụng thực phẩm không phù hợp, gây ra nhiều nguy cơ về mất kiểm soát cân nặng.
  • Thiếu chú ý khiến người bị tăng động giảm chú ý không cảm thấy rằng mình đã no và lượng thức ăn mình vừa hấp thu vào. Theo phản xạ, họ sẽ tiếp tục ăn thêm nữa vượt quá nhu cầu cần thiết của cơ thể.
  • Việc khó khăn khi tập trung chú ý đôi kho còn khiến người bị tăng động giảm chú ý quên mất giờ ăn, thức ăn nào nên, thức ăn nào không nên ăn… hình thành thói quen ăn uống tùy tiện, không khoa học khiến họ bị tăng cân nhanh chóng. Chẳng hạn, họ có thể quên ăn bữa trưa và tăng cường ăn vào bữa tối, hoặc ăn trễ hơn/ăn khuya – và như đã biết, ăn nhiều vào buổi tối rất dễ gây ra thừa cân nặng.
  • Khi cảm thấy chán nản, không có gì để làm, người bị tăng động giảm chú ý cảm thấy rất bứt rứt và giải pháp ăn uống có thể là giải pháp “sáng suốt” của họ luc đó, để thỏa mãn nhu cầu hoạt động của mình.
Phòng tránh béo phì ở người bị tăng động giảm chú ý?
  • Dự trữ những loại thức ăn tốt
Đôi khi cơ thèm ăn “ập đến” và rất khó kiểm soát, cách tốt nhất là dự trữ các loại thức ăn có lợi cho sức khỏe như rau củ quả, trái cây, quả hạch, các loại hạt,… các thực phẩm này có nhiều chất dinh dưỡng có lợi, ít đường, ít chất béo có hại… tránh được các nguy cơ tăng cân.
  • Tập thể dục, thể thao
Dư thừa năng lượng đối với người bị tăng động giảm chú ý là rất nguy hiểm, do đó, việc luyện tập thể thao là cần thiết. Hoạt động thể chất này cũng khiến trí não hoạt động linh hoạt hơn, loại bỏ năng lượng dư thừa, giúp giảm cân nặng,…vv.
  • Thiền và Yoga
Với thiền và Yoga, người bị tăng động giảm chú ý sẽ cải thiện được khả năng tập trung và điều khiển hành vi tốt hơn. Đây là điểm mấu chốt giúp giảm triệu chứng của bệnh ADHD, ngoài ra còn giúp kiểm soát được chế độ ăn uống tốt hơn, giảm tối thiếu nguy cơ béo phì.
  • Theo dõi chế độ dinh dưỡng đều đặn
Tự theo dõi hoặc nhờ người thân giúp đỡ kiếm soát tình trạng cân nặng, chế độ và thói quen ăn uống là rất cần thiết. Ngay khi phát hiện vấn đề, bạn có thể nhanh chóng khắc phục.


18A Vo Truong Toan Street, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Phone: 0973347976 - (028) 22 534 728

Email: info@steps.edu.vn