
Mẹ hãy lắng nghe và nhận biết những yêu cầu của bé
Trẻ nhỏ không biết nói. Vì thế, bạn cần phải học cách quan sát những biểu hiện của con để có cách xử lý cho phù hợp, tuyệt đối không căng thẳng, vội vàng. Từ 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu biết cầm nắm, học hỏi làm quen với mọi thứ xung quanh.
Ngoài ăn và ngủ bé còn cần giao tiếp, nói chuyện với mọi người. Lúc này, mẹ nên đáp ứng nhu cầu này của con bằng cách ôm ấp, nói chuyện, cùng chơi đùa để bé có thể phát triển trí não, cảm xúc và cả những giác quan khác.
Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé một cách khoa học
Theo dân gian, sau quá trình sinh nở người phụ nữ phải kiêng cữ rất nhiều thứ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Thế nhưng, không phải tất cả những điều này đều đúng. Bởi lẽ, kiêng khem quá mức sẽ dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu sức đề kháng và cả nguy cơ trầm cảm rất nguy hiểm cho mẹ.
Vậy các mẹ phải làm như thế nào để biết nên kiêng điều gì để tốt cho cả mẹ và bé? Hãy đến các cơ sở y tế để nhận sự tư vấn từ bác sĩ hoặc tham gia các khóa học tiền sản chăm sóc bà bầu để đảm bảo những thông tin mình nhận được là kiến thức khoa học.
Mẹ cần đọc sách và tích lũy kiến thức chăm sóc trẻ
Chuẩn bị những kiến thức để chăm sóc trẻ sơ sinh là những điều cần thiết đối với những ai làm mẹ lần đầu, nhưng để chăm sóc con làm sao cho tốt là câu hỏi mà nhiều người làm mẹ luôn thắc mắc?
Biết rằng, chăm sóc con rất khó khăn nhưng chỉ cần các mẹ luôn có niềm tin và sự chọn lọc kiến thức kỹ lưỡng từ sách vở, kinh nghiệm từ bạn bè, người thân... Như vậy, việc chăm sóc con sẽ trở nên đơn giản mà vẫn đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Mẹ nên chia sẻ công việc với người thân
Việc chăm sóc con nhỏ khiến sức khỏe của mẹ suy giảm. Vì thế, mẹ cần phải biết cách cân bằng giữa thời gian chăm sóc con cái và nghỉ ngơi cho bản thân. Để làm được điều đó, các mẹ cần có phương pháp tạo cho con thói quen ăn, ngủ đúng giờ giấc.
Quan trọng nhất là mẹ không bao giờ đơn độc trên hành trình của mình. Vì thế, đừng ôm đồm hết mọi việc mà hãy chia sẻ với người thân để nhận được sự giúp đỡ, nhất là những ngày đầu sinh nở.
Học cách tắm cho trẻ sơ sinh
Hầu hết với những ai lần đầu làm mẹ sẽ rất bỡ ngỡ không cách bế trẻ cho đến cách tắm trẻ sơ sinh. Cơ thể trẻ sơ sinh vô cùng mềm mại, nhỏ bé và làn da rất dễ tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, lần đầu làm mẹ, bạn hãy học cách tắm trẻ bằng cách hỏi mẹ mình hoặc nhờ sự hướng dẫn từ bác sĩ, hộ lý khoa sản. Ngoài học cách tắm cho trẻ, mẹ sẽ còn cần phải biết cách chăm sóc rốn để giúp rốn rụng nhanh và không bị viêm nhiễm.
Tìm hiểu thêm về kiến thức chăm sóc làn da trẻ sơ sinh
Có rất nhiều bà mẹ phản hồi về Cleanipedia rằng, tại sao da trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ hoặc trẻ sơ sinh bị khô da,... Đó bởi vì, suốt 9 tháng 10 ngày trẻ được hình thành và lớn lên trong tử cung của người mẹ. Khi sinh ra, trẻ phải tiếp xúc đột ngột với môi trường mới bên ngoài khiến da không thích ứng kịp và phản ứng lại bằng cách nổi mẩn đỏ.
Lúc này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nên chọn loại sữa tắm nào phù hợp với trẻ sơ sinh và các loại thuốc bôi (nếu có). Mặt khác, bạn cũng có thể tìm hiểu các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh với thành phần chiết xuất tự nhiên sẽ dịu nhẹ cho làn da của trẻ và giảm kích ứng da.
Tìm hiểu cách cho bé ăn dặm đúng cách
Không ít người lần đầu làm mẹ cảm thấy việc nuôi con như một cuộc chiến. Hết bú sữa, khóc, chơi rồi lại ị xì xoẹt,... đủ mọi thứ khiến người mẹ bị xoay vòng cả ngày. Đó là chưa kể, 6 tháng trôi qua nhanh lắm rồi sẽ đến cuộc chiến thứ 2 chính là ăn dặm.
Lúc này, mẹ hãy bình tĩnh đừng lo lắng. Trước hết, mẹ hãy tìm hiểu cách cho bé ăn dặm đúng cách bao gồm những nguyên tắc gì giúp trẻ vào nếp và dễ ăn hơn.
- Khi ăn dặm lần đầu tiên nên cho bé ăn những gì?
- Cho bé ăn bột ngọt bao lâu rồi chuyển sang bột mặn, cháo ăn dặm?
- Nên cho bé ăn dặm kiểu Nhật, truyền thống hay chỉ huy?
Lần đầu làm mẹ hãy tìm tòi các bí quyết nuôi con dân gian từ người trước
Chắc hẳn các chị lần đầu làm mẹ sẽ không biết được các bí quyết, mẹo dân gian nuôi con nhàn tênh. Những mẹo dân gian giúp con mọc răng không sốt, chích ngừa không sốt hay con dễ ăn,... đã được rất nhiều mẹ phản hồi ứng dụng thành công.
Bạn có thể hỏi những mẹo này ở mẹ và người bà. Đây là những người thân vừa là người nuôi dạy con có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn tạo sự phát triển cho con tốt hơn.
Hy vọng là với những chia sẻ trên đây của Cleanipedia về kỹ năng cần trang bị khi làm mẹ lần đầu sẽ giúp cho hành trình làm mẹ của bạn trở nên suôn sẻ hơn. Đừng quên đồng hành cùng Cleanipedia để có thêm nhiều thông tích hữu ích hơn, bạn nhé!