Mắng con chỉ một lần, bài học cả một đời

  • Xin chào Khách !
    - Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với "Diễn đàn CHA MẸ NUÔI CON" hãy Đăng ký tài khoản.
    - Nếu đã có tài khoản bạn hãy Đăng nhập và tham gia giao lưu với các Cha mẹ trên Forum.
    - Bất kỳ hành vi SPAM nào bị phát hiện, BQT sẽ xóa ngay bài đăng và BAN tài khoản vĩnh viễn.
Lượt xem
271
Dạy con kiểu Nhật làm gì để "la mắng" trẻ đúng cách

2 tuổi là thời kì trẻ hành động theo ý nghĩ của bản thân: trẻ không chịu nghe lời, ghét đánh răng, tắm rửa và chơi rất bẩn. Bạn có cảm thấy bực tức khi con bạn như vậy không ? Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp nuôi dạy con kiểu Nhật –“ la mắng trẻ 2 tuổi đúng cách” để giúp bố mẹ bớt khổ sở với đứa con yêu của mình ở giai đoạn này.

Hãy phân biệt “la mắng” và “dạy bảo”

Khi con bạn làm những điều không tốt, bạn có phân biệt được “la mắng” và “dạy bảo” không? Phân biệt sự khác nhau về mục đích sử dụng của 2 từ này sẽ giúp bố mẹ nâng cao hiệu quả trong cách dạy con.

“La mắng” mang nghĩa lên án mạnh, nên dùng khi con gây ra những thứ rất tệ. “Dạy bảo” là giải thích lý lẽ, đúng sai của sự việc để con lắng nghe và chỉ ra cách làm đúng đắn cho con.

Xem thêm: Dạy con kiểu Nhật: Bí quyết giúp con luôn tự tin, vui vẻ

Trẻ luôn đòi hỏi bố mẹ thừa nhận và đánh giá bản thân. Đối với trẻ, thừa nhận và đánh giá bản thân chính là sự khen ngợi hay công nhận, hành động này cũng giống như sự tiếp thu chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu trẻ không được thừa nhận mà toàn bị mắng thì dần dần trẻ sẽ trở nên suy dinh dưỡng, và việc nuôi dạy trẻ khỏe mạnh trở lại trở nên khó khăn.

Bố mẹ nên nhớ là dù trẻ có làm sai điều gì đi chăng nữa thì bố mẹ cũng không nên vừa dạy bảo, vừa hét lên, vừa đe dọa, vừa đánh con. Nếu như vậy, trẻ sẽ càng không nghe lời bố mẹ và đồng thời cơ thể trẻ sẽ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, tự kỉ.

Nuôi dạy con là một việc hết sức quan trọng. Phân biệt rõ ràng cách sử dụng của “la mắng” và “dạy bảo” sẽ giúp bạn hiểu được cách mắng con, nuôi dạy con kiểu Nhật như thế nào là tốt .

Cách dùng của “la mắng” và “dạy bảo”


Ảnh Internet. Dạy con kiểu nhật la mắng trẻ đúng cách

Có không ít bà mẹ không biết được thời điểm và cách sử dụng của 2 từ này. Tuy nhiên, các bà mẹ sẽ giảm được phần nào stress nếu biết được thời điểm hợp lý để mắng con và dạy bảo con. La hét, đánh đập, đe dọa trẻ không những không có lợi mà còn gây ra hàng trăm tác hại.

Hãy mắng trẻ khi trẻ gây ra lỗi sai

Gần đây, số lượng bố mẹ không mắng con (anh chị không mắng em ) mà ngược lại còn khen con (em) tăng lên. Tuy nhiên nếu không mắng thì trẻ sẽ không thể điều chỉnh được hành động,thái độ cũng như tình cảm của bản thân, thậm chí có những trường hợp có thể gây ra những hành vi không tốt cho xã hội. Vì vậy những lúc cần thiết thì hãy mắng trẻ.

Xem thêm: Dạy con kiểu Nhật: Những điều cần lưu ý khi la mắng trẻ bố mẹ cần biết

Phương pháp và hiệu quả của cách nuôi dạy con kiểu Nhật không la mắng ! Thất bại và những ảnh hưởng xấu khi mắng trẻ quá nhiều.

Nếu nuôi con mà không la mắng thì chắc hẳn trẻ sẽ rất vui nhưng trẻ con cần được giáo dục một cách nghiêm khắc.

Nhất định phải mắng con trong 2 trường hợp chính sau :

-Khi trẻ có những lời nói và hành động làm tổn thương người khác.

-Khi trẻ có những lời nói và hành động làm tổn thương bản thân.

Mẹ mắng con.

Có một nhóm người đã tiến hành thực nghiệm vấn đề giáo dục trẻ em. Kết quả của cuộc thực nghiệm giáo dục trẻ em này là những lời nói và hành động của trẻ làm tổn thương đến mọi người ngày càng giảm dần. Bên cạnh đó họ cũng thấy được rằng chơi nhởi chính là niềm vui của trẻ.

Bất cứ đưa trẻ nào cũng vậy, nếu không được che chở bằng tình yêu thương thì rất khó để giáo dục. Không những trẻ em mà ngay cả người lớn cũng vậy, để chăm chú lắng nghe sự dạy bảo từ người không yêu thương mình quả thật khó khăn.

Bố mẹ cần quán triệt cho con cái hiểu rằng những việc xấu thì dù có bất cứ lý do gì chăng nữa cũng không được làm.

Hãy dạy bảo trẻ từ sự bác bỏ ý kiến người khác và khẳng định ý kiến bản thân.

Bên cạnh những lời nói và hành động gây tổn thương người khác cũng như bản thân, thì những lúc trẻ đùa nghịch, không nghe lời bố mẹ hay rên rỉ thì việc dạy bảo trẻ cũng rất quan trọng.

Vào thời kì này, trẻ thường có những hành động và lời nói phản đối lại bố mẹ, những lúc như vậy hãy thử đặt mình vào vị trí con bạn và đưa ra những cách ứng xử thích hợp. Con trẻ sẽ trưởng thành theo chiều hướng tích cực.

Sau đây là một số ví dụ thường gặp mà bố mẹ nên đứng vào vị trí của con để có những cách ứng xử khéo léo:

“ Mặc dù mẹ đã nói không được ăn thêm nữa, nhưng trẻ vẫn đáp lại rằng: tại sao lại không được ạ, bây giờ con muốn ăn thêm.”

“Mặc dù bố đã nói dừng lại đi, nhưng trẻ vẫn muốn chơi thêm nữa”

“Nếu vẽ tranh lên chỗ tường này, có thể sẽ vẽ đẹp hơn đấy…”

Vì mỗi người chỉ được sống một lần nên hãy cố gắng sống hết mình, không nên quá phụ thuộc vào lời nói của người khác, tin tưởng vào khả năng của bản thân. Đó chính là biểu hiện của nguồn năng lượng “ sống”.

Không ngạc nhiên hay la mắng trước sự thất bại của con.

Khi bạn la hét, mắng mỏ hay tỏ thái độ ngạc nhiên trước sự thất bại của trẻ thì sẽ khiến trẻ mất đi động lực và năng lượng sống.

Nếu lỡ nói những lời này thì vô tình bố mẹ đã cướp đi động lực của trẻ. Những lúc nóng giận, thay vì la hét, mắng mỏ, bố mẹ hãy nói nhẹ nhàng. Điều đó sẽ tiếp thêm động lực cho trẻ.

Cách mắng hiệu quả tác động đến tâm lý của trẻ.


Ảnh internet. Dạy con kiểu nhật la mắng trẻ đúng cách


“Tôi cũng mắng con, chồng cũng mắng nhưng chẳng có hiệu quả gì” – Không ít bà mẹ đã chia sẻ như vậy. Mắng làm sao để tác động đến tâm lý trẻ mới là điều quan trọng. Nổi giận, la mắng, đe dọa trẻ không có tác dụng gì.

Xem thêm: Người Sếp trong gia đình – Bí quyết giáo dục trẻ tốt nhất

Dạy con kiểu Nhật mắng thế nào để mang lại hiệu quả cao?

Mắng ngay lập tức

Mắng ngắn gọn

Mắng trước mặt con, mắng với một thái độ nghiêm khắc.

Nếu mắng nhiều, trẻ sẽ không thể lắng nghe được toàn bộ.

Hãy nhìn thẳng vào mắt trẻ để mắng, những lời này sẽ đọng lại trong tâm trí trẻ.

Khi mắng, tuyệt đối không tỏ thái độ dễ dãi hay biểu hiện bằng khuôn mặt cười. Phải thật nghiêm khắc và ra lệnh rằng: “tuyệt đối không được làm những việc như vậy nữa”. Giọng nói trầm một chút, tốc độ nói chậm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Lúc đó trẻ sẽ lắng nghe một cách nghiêm túc.

Mắng đúng cách cũng sẽ tạo động lực cho trẻ cố gắng sửa chữa lỗi sai và làm tốt hơn nữa.

Cách dạy con kiểu Nhật tác động đến trẻ.

Với những hành động như đi ra ngoài mà không thay đồ hay không chịu tắm, bố mẹ không nên nổi giận hay la mắng con.

Đầu tiên, các bà mẹ cần kìêm chế cảm xúc của bản thân, chấp nhận những hành động của trẻ. Làm như vậy sẽ không gây ra ảnh hưởng xấu. Nếu vừa bị mắng, vừa bị la hét thì trẻ sẽ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần. Trẻ sẽ không thể tiếp tục làm việc và cũng không tiếp thu được bất cứ điều gì hết.

Sự nóng giận của bố mẹ có thể sẽ trút hết lên con cái. Những lúc nóng giận, bố mẹ hãy kiềm chế cảm xúc bản thân và suy nghĩ xem thử nên khuyên bảo con như thế nào cho đúng.

Sự nóng giận của bố mẹ là do ai? Gây hại đến ai?

Sự nóng giận của bố mẹ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con cái. Bố mẹ nên kiềm chế sự nóng giận của bản thân và tìm ra những phưởng pháp cải thiện vấn đề đó.

Cách mắng đem lại hiệu quả cao trong dạy con kiểu Nhật

Trước tiên, các bà mẹ cần phải hít thở sâu, dù có nóng giận tới cỡ nào đi nữa thì cũng phải thật điềm tĩnh. Nếu bình tĩnh, bố mẹ sẽ thấu hiểu tình cảm của con trẻ. Ngay cả người lớn cũng vậy, nếu có người thấu hiểu bản thân thì sẽ dễ dàng lắng nghe sự khuyên bảo từ người đó hơn.

Ngoài ra có rất nhiều quyển truyện tranh dành cho trẻ 2 tuổi, những quyển truyện tranh mang ý nghĩa giáo dục cũng khá nhiều. Đọc truyện cho con nghe hàng ngày rất tốt. Con cái sẽ dần hiểu và ý thức tốt hơn: “mình sẽ không làm bố mẹ buồn” và từ đó giúp trẻ trưởng thành, chính chắn hơn.

Xem thêm: Dạy con kiểu Nhật luyện tập thói quen tự ngủ cho trẻ

Cơ hội học tập giao lưu.

Thông thường những đứa trẻ được bố mẹ dạy bảo khiêm khắc có nề nếp thì khi tiếp xúc với mọi người xung quanh sẽ được họ yêu mến, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng và sẽ tạo nên nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

Dạy con kiểu Nhật chúc bạn chăm con khỏe, dạy con ngoan.

Nếu cảm thấy có ích bạn hãy để lại comment và like share bài viết này nhé!
 

Liên hệ quảng cáo

Bài viết mới