Điều trị bệnh tăng huyết áp như thế nào ?

  • Xin chào Khách !
    - Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với "Diễn đàn CHA MẸ NUÔI CON" hãy Đăng ký tài khoản.
    - Nếu đã có tài khoản bạn hãy Đăng nhập và tham gia giao lưu với các Cha mẹ trên Forum.
    - Bất kỳ hành vi SPAM nào bị phát hiện, BQT sẽ xóa ngay bài đăng và BAN tài khoản vĩnh viễn.
Lượt xem
345
Phòng khám đa khoa SIM Medical Center
Chuyên Khoa: Sản - Phụ Khoa, Nhi Khoa, Bác sĩ gia đình, Nội khoa
Hợp tác với các Bác sĩ bệnh viện: Nhi Đồng, Từ Dũ, Mê Kông, Chợ Rẫy,...
☎️ Hotline Tư Vấn : 1900 252 535
Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM

-----------------------------------------


Tham vấn y khoa: Bs Nguyễn Thị Thanh Thảo


ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP NHƯ THẾ NÀO ?


1. Triệu chứng bệnh tăng huyết áp:

Triệu chứng bệnh tăng huyết áp biểu hiện khá đa dạng, mỗi bệnh nhân có thể có các biểu hiện triệu chứng khác nhau. Có một số bệnh nhân biểu hiện triệu chứng rầm rộ nên sẽ phát hiện được bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng dù mức huyết áp rất cao, nên dễ bỏ sót bệnh tăng huyết áp, nên không được điều trị dẫn đến những biến chứng cấp tính nguy hiểm như: đột quỵ, phình bóc tách động mạch chủ, vỡ động mạch chủ, xuất huyết kết mạc mắt, chảy máu mũi…

Vì thế bệnh nhân nên kiểm tra huyết áp định kỳ, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao như: người cao tuổi, gia đình có nhiều người bị tăng huyết áp, người thừa cân hay béo phì, …..

Một số triệu chứng bệnh tăng huyết áp thường gặp như:

  • Đau đầu
  • Hoa mắt chóng mặt.
  • Bất thường về thị giác: cảm giác ruồi bay trước mặt.
  • Mặt đỏ bừng từng đợt
  • Mệt mõi không rõ nguyên nhân

2. Biến chứng bệnh tăng huyết áp:

Bệnh tăng huyết áp nếu không điều trị lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng cấp tính và mạn tính nguy hiểm như:

  • Trên tim: suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, loạn nhịp tim, bệnh van tim.
  • Trên thận: suy thận mạn
  • Trên não: đột quỵ, bệnh lý não do cơn tăng huyết áp, mất trí nhớ
  • Trên mắt: xuất huyết võng mạc
  • Trên mạch máu: xơ vữa mạch dẫn tới tắc hẹp mạch máu, phình bóc tách động mạch.
  • Khác: chảy máu mũi, rối loạn cương dương…
3. Điều trị bệnh tăng huyết áp

3.1. Điều trị bằng thay đổi lối sống:

Điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc là điều chỉnh các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được để ổn định huyết áp. Điều trị không dùng thuốc là bắt buộc trong quy trình điều trị tăng huyết áp. Bởi vì nếu bệnh nhân chỉ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp mà không loại bỏ được yếu tố nguy cơ thì huyết áp cũng không giảm được.

Thay đổi lối sống bao gồm:

  • Ngưng việc sử dụng các chất có tác dụng làm tăng huyết áp: thuốc lá, cà phê, bia rượu, chất kích thích, chất gây nghiện, các loại thuốc điều trị có tác dụng phụ gây tăng huyết áp…
  • Ổn định trạng thái tâm lý nhằm làm cơ thể giảm tiết các chất gây tăng huyết áp: thư giản, giảm lo lắng, giảm căng thẳng thần kinh.
  • Vận động: vận động thể lực phù hợp lứa tuổi, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày.
  • Sinh hoạt đúng giờ, ngủ đủ giấc, không thức khuya.
  • Thay đổi chế độ ăn:
+ Giảm ăn muối (1 thìa cà phê/ngày), dầu mỡ chất béo, thực phẩm đóng hộp.

+ Tăng cường ăn chất xơ như rau xanh, thức ăn nhiều vitamin như trái cây

+ Uống đủ ít nhất 2 lít nước lọc/ngày.

3.2. Điều trị bằng thuốc:

Có 6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp:

  • Nhóm ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin 2
  • Nhóm thuốc ức chế canxi
  • Nhóm thuốc lợi tiểu
  • Nhóm thuốc ức chế bêta
  • Nhóm thuốc ức chế alpha
  • Các thuốc liệt giao cảm và ức chế thần kinh trung ương
Lựa chọn thuốc trong điều trị tăng huyết áp tùy thuộc vào đặc điểm từng bệnh nhân. Các yếu tố liên quan đến quyết định lựa chọn thuốc của bác sĩ bao gồm: tuổi, bệnh lý đi kèm, thể trạng bệnh nhân, phụ nữ có thai, điều kiện kinh tế của bệnh nhân,…..

Vì mỗi bệnh nhân có các phác đồ điều trị tăng huyết áp khác nhau, bệnh nhân không nên tự mua thuốc điều trị tăng huyết áp mà nên đi khám bác sĩ để có được một phương pháp điều trị phù hợp toàn diện bao gồm thuốc uống và tư vấn về thay đổi lối sống để ngăn ngừa các nguy cơ gây tăng huyết áp. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này, bệnh nhân cũng không thể điều trị thành công.

3.3. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp:

Mức huyết áp mục tiêu: huyết áp tâm thu ≤140 mmHg, huyết áp tâm trương ≤ 90 mmHg

Tuy nhiên, trên các đối tượng bệnh nhân như ≥ 80 tuổi, có nhiều bệnh đi kèm nặng, thể trạng suy yếu, kỳ vọng sống ngắn: mức huyết áp mục tiêu là mức huyết áp thấp nhất mà bệnh nhân có thể dung nạp được, thường là huyết áp tâm thu ≤ 160 mmHg.
 

Bạn nên xem thêm

Cao tuổi chút là dễ hay bị tang huyết áp ý