Chia sẻ Dạy con kiểu nhật - trẻ ăn vạ, mẹ phải làm gì?

  • Xin chào Khách !
    - Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với "Diễn đàn CHA MẸ NUÔI CON" hãy Đăng ký tài khoản.
    - Nếu đã có tài khoản bạn hãy Đăng nhập và tham gia giao lưu với các Cha mẹ trên Forum.
    - Bất kỳ hành vi SPAM nào bị phát hiện, BQT sẽ xóa ngay bài đăng và BAN tài khoản vĩnh viễn.
Lượt xem
283


Có nhiều phương pháp giải quyết sự ăn vạ ở trẻ một cách “tức thời” mà các mẹ Việt hay sử dụng, như cách ly trẻ, lơ trẻ, đáp ứng nhu cầu của trẻ, dùng những điều thú vị khác làm phân tâm trẻ (cho chơi ipad, điện thoại…) hoặc hăm doạ trẻ (chú công an sẽ bắt, ông kẹ phạt…), nhưng những “phương pháp tức thời” này chỉ có thể hạn chế hành động tiêu cực của trẻ ngay lúc đó, về lâu dài ngược lại sẽ gây hại cho trẻ và hoàn toàn không thể giải quyết được vấn đề ăn vạ. Vậy, để giải quyết cốt lỗi được sự ăn vạ ở trẻ, đòi hỏi cha mẹ phải xác định mục tiêu rõ ràng, có hiểu biết, kiến thức và thực hiện liên tục ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
6 phương pháp chính, hữu hiệu và giải quyết triệt để vấn đề nhất sẽ là:
  1. Thường xuyên giao tiếp với trẻ.
  2. Vạch ra giới hạn cho trẻ.
  3. Thỏa thuận về quy định trước mỗi hoạt động.
  4. Nhất quán trong cách cư xử
  5. Biết đối thoại với trẻ.
  6. Rõ ràng trong hình phạt.
Trong phần 1 của bài viết Dạy con kiểu Nhật – Trẻ ăn vạ, mẹ phải làm gì? sẽ chia sẻ 3 phương pháp đầu tiên đến các Mẹ.
Thường xuyên giao tiếp với trẻ.
Cha mẹ hãy thường xuyên giao tiếp với trẻ, việc giao tiếp sớm sẽ giúp trẻ hình thành nền tảng ngôn ngữ, giao tiếp được vững chắc, giúp trẻ thể hiện được mong muốn và suy nghĩ của mình dễ dàng hơn.
Thông qua việc giao tiếp, cha mẹ cũng sẽ học được “ngôn ngữ” của trẻ, hiểu được cách trình bày như thế nào sẽ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Vạch ra giới hạn cho trẻ.
Để không phải lâm vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan khi trẻ ăn vạ, hãy giúp trẻ biết được giới hạn của mình, tức là điều gì được làm, nên làm và điều gì không và nếu vượt qua giới hạn đó, trẻ sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào.
Các giới hạn sẽ phụ thuộc vào lứa tuổi, tình trạng cụ thể của trẻ và phải phù hợp với sự hiểu biết và sức chịu đựng của chúng. Cha mẹ phải biết rõ giới hạn chịu đựng của con và đưa ra quy định hợp lý, tránh tình trạng đặt ra luật quá khó rồi lại phải phá bỏ nó. Làm như vậy trẻ cũng sẽ không học được giới hạn. Đồng thời, thường xuyên ép trẻ vào những luật lệ hà khắc sẽ làm chúng mệt mỏi và có thể nổi loạn bằng nhiều hình thức khác nhau.
Đưa ra quá nhiều giới hạn cùng lúc cũng sẽ làm đứa trẻ ngột ngạt. Ví dụ, trẻ đang say mê chơi máy tính bảng, mẹ yêu cầu trả lại ngay lập tức. Thay vì đưa ra hai giới hạn cho trẻ, là ngừng chơingay lập tức, thì chỉ nên đưa ra một giới hạn cho trẻ như: “con được chơi 5 phút nữa”, và trong 5 phút cuối ấy sẽ phải nhắc lại để trẻ chuẩn bị tinh thần, “Còn 2 phút nữa, 1 phút nữa…”. Tất nhiên với trẻ nhỏ chưa có khái niệm về thời gian, các mẹ có thể chỉ vào các vạch giờ trên đồng hồ hoặc dựa vào hoạt động của mẹ để xác định thời gian cho trẻ; nếu trẻ không tuân theo, lần sau sẽ không được chơi nữa.
Thỏa thuận về quy định trước mỗi hoạt động.
Hãy đưa ra quy định và giải thích quy định với trẻ, nhằm đạt được thoả thuận giữa phụ huynh và trẻ trước mỗi hoạt động. Ví dụ, trước khi đi nhà sách hai mẹ con ngồi thỏa thuận với nhau: “Con đi sẽ chỉ được mua 1 quyển sách thôi”. Nếu trẻ không đồng ý thì ở nhà luôn, không đi nữa. Khi đến nhà sách chắc chắn trẻ sẽ tìm cách mè nheo đòi nhiều hơn so với thỏa thuận, ba mẹ hãy nhắc lại thỏa thuận với trẻ. Nếu làm đúng thì đi tiếp, không làm đúng thì về ngay hoặc lần sau không đi nữa. Nếu làm đúng thỏa thuận mua một quyển thì sẽ mua, nếu đòi hai quyển thì sẽ không mua gì cả.
Phần 2 của bài viết Dạy con kiểu Nhật – Trẻ ăn vạ, mẹ phải làm gì? sẽ tiếp tục với 3 phương pháp còn lại.
  • Nhất quán trong cách cư xử
  • Biết đối thoại với trẻ.
  • Rõ ràng trong hình phạt.
Nguồn: ShoPro - Phương pháp SPM - Dạy con kiểu Nhật