Các dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh động kinh

  • Xin chào Khách !
    - Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với "Diễn đàn CHA MẸ NUÔI CON" hãy Đăng ký tài khoản.
    - Nếu đã có tài khoản bạn hãy Đăng nhập và tham gia giao lưu với các Cha mẹ trên Forum.
    - Bất kỳ hành vi SPAM nào bị phát hiện, BQT sẽ xóa ngay bài đăng và BAN tài khoản vĩnh viễn.
Lượt xem
121
Bệnh động kinh có thể không nguy hiểm ngay đến tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều hậu quả xấu đối với sức khỏe, tinh thần và cuộc sống của người bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh động kinh có khả năng chữa khỏi là rất cao. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến mọi người những triệu chứng để nhận biết bệnh động kinh.

Triệu chứng của bệnh động kinh

Các triệu chứng của bệnh động kinh rất dễ nhận biết, nhưng tùy vào vùng não bộ bị ảnh hưởng mà sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Động kinh cục bộ

Là những cơn động kinh chỉ ảnh hưởng tới một vùng của não bộ và được chia làm hai dạng là cơn động kinh cục bộ đơn giản và cơn động kinh cục bộ phức tạp.

Động kinh cục bộ đơn giản: Người bệnh có cảm giác ngứa ran, châm kim, tê buồn ở tay và chân, hay một vùng khác trên cơ thể. Bên cạnh đó, trong miệng đột nhiên có vị lạ hoặc nghe thấy âm thanh, nhìn thấy nhiều hình ảnh lạ. Cơn động kinh khiến cho một phần của cơ thể bị co cứng hoặc co giật làm người bệnh cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn hoặc hưng phấn quá mức. Sau khi kết thúc cơn động kinh người bệnh vẫn tỉnh táo trong cơn và nhớ được các triệu chứng mà mình đã gặp phải.


Động kinh cục bộ phức tạp: Người bệnh sẽ có các hành vi bất thường mang tính lặp đi lặp lại và không thể kiểm soát như: Giật cơ ở khu vực xung quanh miệng, trong miệng không có đồ ăn nhưng luôn thực hiện động tác nhai, nuốt. Người bệnh hay cáu giận, la hét, xoa tay, gõ bàn hoặc chạy vòng vòng rồi nói những câu vô nghĩa. Kết thúc những cơn động kinh như vậy, người bệnh sẽ không nhớ được những hành động mà mình mới thực hiện.

Động kinh toàn thể

Là cơn động kinh ảnh hưởng đến tất cả các vùng của não bộ và được chia làm 6 loại chính

Động kinh cơn vắng ý thức: Người bệnh bị mất nhận thức về mọi thứ xung quanh mình trong khoảng 15 giây. Người bệnh nháy mắt hoặc chép miệng không chủ đích và hay nhìn chằm chằm vào khoảng không vô định. Động kinh cơn vắng thường xuất hiện nhiều lần trong ngày và thường gặp ở trẻ em nhiều hơn.

Động kinh rung giật cơ: Khiến cánh tay, chân hoặc một phần cơ thể của người bệnh bị co giật mạnh như bị điện giật và chỉ kéo dài trong vài % giây, người bệnh không bị mất ý thức. Động kinh rung rật cơ thường xuất hiện khi người bệnh đã thức dậy trong khoảng vài giờ đầu tiên và có thể kết hợp với các cơn co giật toàn thân khác.


Động kinh co giật toàn thể: Làm cho các cơ toàn thân bị giật nhanh và mạnh liên tục, thường kéo dài trong khoảng 2 phút khiến người bệnh bị mất ý thức.

Động kinh co cứng toàn thể: Các cơ bắp của người bệnh đột ngột co cứng lại làm cho người bệnh bị mất thăng bằng, đặc biệt nếu họ đang đi lại thì sẽ bị té ngã.

Động kinh cơn lớn hay động kinh co cứng – co giật toàn thể: Đây là dạng động kinh có thể nhận biết một cách dễ dàng nhất. Ở giai đoạn đầu người bệnh bị co cứng, giai đoạn sau người bệnh sẽ bị co giật tay chân. Cơn động kinh này có thể kéo dài trong vài phút hoặc lâu hơn.

Động kinh suy nhược: Động kinh suy nhược khiến các cơ bắp của người bệnh đột ngột thả lỏng không chủ đích, làm người bệnh ngã xuống đất.

Khi thấy người thân hay những người trong gia đình có những biểu hiện của bệnh động kinh, thì tốt nhất nên đưa họ đi khám bác sĩ ngay. Tránh việc chủ quan để triệu chứng của bệnh động kinh càng ngàng càng nặng hơn gây nguy hiểm cho người bệnh và khó khăn, tốn kém cho việc điều trị sau này. Nếu cần giải đáp bất cứ điều gì về căn bệnh này bạn có thể liên hệ bác sĩ chuyên khoa thần kinh phòng khám y học cổ truyền Cộng Hòa qua số hotline (028) 38 495 888 các bác sĩ sẽ luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thắc mắc của bạn.