Bí quyết dạy tiếng anh cho trẻ em của người nhật

  • Xin chào Khách !
    - Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với "Diễn đàn CHA MẸ NUÔI CON" hãy Đăng ký tài khoản.
    - Nếu đã có tài khoản bạn hãy Đăng nhập và tham gia giao lưu với các Cha mẹ trên Forum.
    - Bất kỳ hành vi SPAM nào bị phát hiện, BQT sẽ xóa ngay bài đăng và BAN tài khoản vĩnh viễn.
Lượt xem
159
Từ xưa đến nay người Nhật vẫn luôn được cả thế giới ngưỡng mộ với phương pháp dạy con khoa học lại cực kì hiệu quả. Những đứa trẻ Nhật Bản lớn lên được mang trong mình đức tính đáng quý như khiêm tốn, tự lập, tôn trọng những người xung quanh mình, được dạy Tiếng anh cho trẻ em từ nhỏ.

Cùng với tìm hiểu một số bí quyết dạy Tiếng anh cho trẻ em từ 0 – 6 tuổi của người Nhật nhé

Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi

Đây là giai đoạn mà trẻ bắt đầu được tiếp xúc với thế giới, não bộ bắt đầu hình thành khả năng ghi nhớ trước những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình. Ở giai đoạn này, cha mẹ cần phải “trang bị” cho con một điều kiện tốt nhất để đối mặt với thế giới. Do đó, người nhật thường dạy Tiếng anh cho trẻ em ở giai đoạn mầm non giúp con thành thạo Tiếng anh như tiếng mẹ đẻ.

  1. Tập trung phát triển các giác quan cho con
Phát triển thị giác

Giai đoạn khi mới lọt lòng không gian mà trẻ thường nhìn thấy rất chính là xung quanh phòng ngủ. Hãy trang trí căn phòng của con bởi nhiều màu sắc khác nhau. Bởi vì giai đoạn này não bộ đã bắt đầu có có khả năng ghi nhớ trước những hình ảnh được lặp đi lặp lại. Khi trẻ dưới 1 tháng tuổi, mỗi ngày hãy dành ra 3 phút để cho con tiếp xúc dần với các màu sắc, bắt đầu từ hai màu cơ bản là trắng đen. Việc lặp đi lặp lại này không chỉ khiến con phát triển thị giác, có thể phân biệt được màu sắc mà còn tăng khả năng tập trung cho con khi phải tập trung quan sát một vật bất kì.

Khi con lớn hơn một chút khoảng 6 tháng tuổi, hãy đặt trong phòng bảng chữ cái Tiếng anh và Tiếng Nhật là cách dạy Tiếng anh cho trẻ em hiệu quả. Thỉnh thoảng bế con qua lại nơi đặt bảng chữ cái này, việc này trước mắt có thể giúp con làm quen với hình dạng các con chữ, sau này việc học tập, nhận biết bảng chữ cái và cả khả năng tập trung, nhận biết cũng sẽ tốt hơn người thường rất nhiều

Phát triển thính giác

Hãy thường xuyên nói chuyện với con, bất cứ lúc nào. Dù là khi con còn rất nhỏ, chưa thể nói được. Thường xuyên ở bên con, nói cho con nghe về những thứ xung quanh con, nói thật chậm, rõ ràng và lặp lại những thông tin quan trọng. Đây không chỉ là cách giúp rèn luyện thính giác cho con mà còn là cơ hội để bố mẹ có thể gần gũi bên con nhiều hơn và chuẩn bị chu toàn nhất cho quá trình học nói tiếp theo của con được diễn ra thuận lợi nhất.

Ngoài ra cũng có một cách truyền thống mà các bà các mẹ thường làm là hát ru và đọc thơ, dạy Tiếng anh cho trẻ em bằng cách cho con nghe những bài hát Tiếng anh có giai điệu vui nhộn.

Phát triển xúc giác

Trong quá trình con còn bú mẹ, hãy tập cho con bước đầu có những cảm nhận trước các bộ phận trên cơ thể, khi con lớn hơn một chút dạy cho con cầm nắm các đồ vật từ đơn giản cho tới phức tạp
  1. Dạy con những bài học thực tế
Chúng ta thường dạy con rằng “Con phải yêu thương động vật” hoặc “Con phải biết tiết kiệm, biết trân trọng đồ ăn thức uống” mà không biết rằng người Nhật thường dạy con theo cách ngược lại. Muốn dạy con biết yêu thương đồ vật, hãy dạy con cách nuôi dưỡng, chăm sóc một con vật nào đó, như chó hoặc mèo,… để con chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ của chúng để rồi để rồi từ những việc ấy con tự hình thành tình cảm, tự nảy sinh trong mình cảm giác yêu thương động vật. Tình cảm được nảy sinh một cách tự nhiên nhờ sự nhận thức của con chứ không phải từ việc bố mẹ dạy con phải như thế này, như thế kia mà con thụ động làm theo.
  1. Rèn luyện tính tự lập cho con
Khi trẻ bắt đầu 2 tuổi trở lên là giai đoạn vô cùng thích hợp để rèn luyện tính tự lập cho con. Từ giai đoạn trước trẻ đã được “trang bị” đầy đủ điều kiện để đối mặt với thế giới ở thời điểm này cha mẹ cần là người hướng dẫn con, rèn luyện cho con cách tự “đối đầu” với thế giới này như thế nào. Bắt đầu đi từ việc tự mình biết giải quyết những nhu cầu của bản thân mình con có thể tự xúc ăn, tự uống nước,…

Khi con lớn hơn hãy cho con ra ngoài, tham gia nhiều hoạt động tập thể thật nhiều để con học cách tự đối mặt, tự tiếp xúc với thế giới. Cuộc sống rộng lớn với nhiều điều mới mẻ sẽ khiến trẻ học được nhiều điều bổ ích.

Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi

Bước vào một giai đoạn mới, đây là giai đoạn vô cùng thích hợp cho việc phát triển tư duy, trí tuệ của trẻ.
  1. Đối với đồ chơi của trẻ
Sắm cho con thêm nhiều món đồ chơi mà khiến con nếu muốn sử dụng chúng con phải biết cách chơi. Để con tự mày mò, tìm cách chơi, sử dụng loại đồ chơi đó. Trẻ nhỏ vốn luôn tò mò với những gì xung quanh mình, nhất định sẽ bị những đồ vật này thu hút rồi mày mò tìm hiểu. Qúa trình này vô cùng có ích đối với việc phát triển khả năng tư duy của trẻ.

  1. Học ngoại ngữ
Cho trẻ em học ngoại ngữ vào giai đoạn từ 3 – 10 tuổi sẽ giúp trẻ phát triển tư duy, điều này đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra kết luận. Giai đoạn này thay vì chỉ tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ ta lại cho trẻ tiếp xúc với một ngoại ngữ khác (tiếng Anh) sẽ làm nảy sinh trong não bộ khả năng làm việc gấp đôi, việc học cả hai ngôn ngữ sẽ khiến não bộ phải tập trung gấp bội, tăng cường khả năng tập trung và xử lý thông tin. Tư duy, khả năng ghi nhớ, khả năng nhận thức cũng sẽ theo đó mà phát triển theo, vì thế dạy Tiếng anh cho trẻ em rất được đề cao tại đất nước này.

Bởi vậy giai đoạn này hãy tìm cho con một trung tâm dạy Tiếng anh cho trẻ em uy tín và chất lượng để con có thể được “tắm” trong một môi trường tiếng Anh đúng nghĩa, rèn luyện và phát triển nhiều hơn nữa khả năng của bản thân mình.

Người ta thường nói từ những năm đầu đời của một đứa trẻ là giai đoạn vô cùng quan trọng trong việc hình thành tính cách cũng như những khả năng khác của trẻ. Bởi vậy hãy là những người cha, người mẹ mẫu mực, ở bên con, yêu thương con và dạy con trở thành một con người có ích cho xã hội.

Nguồn: http://dreamsky.edu.vn/khoa-hoc/tienganhtreem/
 

Bạn nên xem thêm

Theo mình thì nên cho trẻ học tiếp xúc với tiếng anh như nghe nhạc hay nói chuyện với trẻ khi vẫn còn trong bụng mẹ và học tiếng anh khi trẻ bắt đầu học nói sẽ làm kích thích não bộ non nớt của trẻ, tăng khả năng tư duy, nhận thức.