Bạo lực học đường – khi con bạn là kẻ bắt nạt

  • Xin chào Khách !
    - Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với "Diễn đàn CHA MẸ NUÔI CON" hãy Đăng ký tài khoản.
    - Nếu đã có tài khoản bạn hãy Đăng nhập và tham gia giao lưu với các Cha mẹ trên Forum.
    - Bất kỳ hành vi SPAM nào bị phát hiện, BQT sẽ xóa ngay bài đăng và BAN tài khoản vĩnh viễn.
Lượt xem
137
Nguồn: Cha Mẹ Toàn Năng

Thật khó để phát hiện rằng con đang bắt nạt người khác. Vì hầu hết trẻ vẫn cư xử và biểu hiện rất bình thường khi ở nhà. Ngăn chặn sớm là điều vô cùng quan trọng, ba mẹ cần chấm dứt hành vi tiêu cực ấy trước khi nó gây ra hậu quả nghiêm trọng lâu dài.

Những ảnh hưởng tới con

Không chỉ những bé bị bắt nạt chịu thiệt thòi mà chính các con – những người đi bắt nạt – cũng sẽ để lại những hệ lụy xấu, một trong số đó có thể kể đến như:
  • Nguy cơ tiếp xúc với chất kích thích trong tương lai.
  • Các con thường chơi với bạn bè xấu, có xu hướng bướng bỉnh, phá hoại, bỏ học.
  • Khả năng có phạm tội khi trưởng thành cao gấp đôi so với các bạn cùng lứa.
  • Có xu hướng sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn khi lớn lên và lập gia đình.

Nếu con gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc mạnh mẽ như giận dữ, tổn thương hoặc thất vọng, hãy nói chuyện với chuyên gia trị liệu về việc giúp con bạn học cách đối phó với những cảm xúc này một cách lành mạnh.
Một số trẻ học hành vi hung hăng từ những gì chúng nhìn thấy ở nhà. Là cha mẹ, bạn có trách nhiệm làm gương cho con. Một vài hành động có thể ảnh hưởng xấu cho con như:
  • Đánh đập, chửi mắng hoặc lạm dụng thể xác vợ/chồng.
  • Đánh đập chửi mắng con.
  • Chửi bới các tài xế khác trên đường.
  • Mắng mỏ người phục vụ, trợ lý cửa hàng, hoặc tài xế taxi mắc lỗi.
  • Nói xấu các phụ huynh, học sinh, hoặc giáo viên khác của con.
  • Cãi nhau với hàng xóm.


Cha mẹ nên làm gì?

Hiểu về cuộc sống của con. Nếu hành vi của bạn ở nhà không tác động tiêu cực đến con, thì có thể bạn bè đang ảnh hưởng đến chúng. Có thể con đang mang những khó khăn của riêng mình, đang cố gắng để hòa đồng và tạo mối quan hệ với những đứa trẻ khác, con có những ấm ức không biết nói cùng ai. Nói chuyện với con sẽ giúp bạn hiểu về cuộc sống của bé, từ đó dễ dàng xác định nguồn gốc của vấn đề hơn.

Giáo dục con về việc bắt nạt. Con có thể không hiểu những hành vi của mình sẽ gây tổn thương và tổn hại đến người khác. Trao đổi với con, cho con đặt mình trên góc nhìn của nạn nhân để cảm nhận được sự đồng cảm và thấu hiểu. Nhắc cho con những hậu quả nghiêm trọng mà bắt nạt gây ra cho cả nạn nhân và chính người bắt nạt.

Nguồn: Cha Mẹ Toàn Năng

Kiểm soát sự căng thẳng. Dạy con những cách tích cực để kiểm soát căng thẳng. Bắt nạt có thể là một nỗ lực để giảm căng thẳng của con. Áp lực cũng có thể do chính gia đình mà các con đang sống. Tập thể dục, dành thời gian hòa mình vào tự nhiên hoặc chơi với thú cưng là những cách tuyệt vời để cả trẻ em và người lớn xả hơi và giảm căng thẳng.

Hạn chế đồ công nghệ. Hãy để con biết rằng bạn sẽ theo dõi việc sử dụng máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, email và tin nhắn văn bản của chúng. Nếu cần thiết, cấm con sử dụng các đồ công nghệ cho đến khi hành vi được cải thiện.