Khi trẻ bị sốt cần lưu ý gì ?

  • Xin chào Khách !
    - Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với "Diễn đàn CHA MẸ NUÔI CON" hãy Đăng ký tài khoản.
    - Nếu đã có tài khoản bạn hãy Đăng nhập và tham gia giao lưu với các Cha mẹ trên Forum.
    - Bất kỳ hành vi SPAM nào bị phát hiện, BQT sẽ xóa ngay bài đăng và BAN tài khoản vĩnh viễn.
Lượt xem
180
aPhòng khám đa khoa SIM Medical Center

Chuyên Khoa: Sản - Phụ Khoa, Nhi Khoa, Bác sĩ gia đình, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh.

Hợp tác với các Bác sĩ bệnh viện: Nhi Đồng, Từ Dũ, Mê Kông, Chợ Rẫy,...

☎️ Hotline Tư Vấn : 1900 252 535
Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM


-----------------------------------------

Tham vấn y khoa : Ths Bs Nguyễn Phương Khanh



KHI TRẺ BỊ SỐT CẦN LƯU Ý GÌ ?




View attachment 1887




1. Sốt là gì ?

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Đa phần các bác sĩ nhi khoa cho rằng thân nhiệt trên 38 độ C là sốt.



2. Dấu hiệu và triệu chứng của sốt

  • Khi đứa trẻ sốt, bé có thể thấy nóng, đỏ bừng mặt, vã mồ hôi, thậm chí khát nước hơn bình thường.
  • Một vài trẻ chỉ có sốt. Tuy nhiên đa phần các trẻ đều có triệu chứng kèm theo gợi ý nguyên nhân sốt như đau tai, đau họng, nổi ban da, hoặc đau bụng.


3. Đến bác sĩ ngay khi trẻ có sốt kèm:

  • Trẻ có vẻ mệt, lừ đừ, hoặc quấy khóc bứt rứt.
  • Trẻ có những triệu chứng khác như : cứng cổ, đau đầu nhiều, đau họng nhiều, đau tai, khó thở, ban da, nôn ói nhiều hoặc tiêu chảy.
  • Trẻ có bênh về hệ miễn dịch : bệnh hồng cầu hình liềm, ung thư, hoặc đang uống thuốc Steroids hoặc những thuốc khác có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ.
  • Trẻ bị co giật
  • Trẻ nhỏ hơn 3 tháng sốt trên 38 độ C (100.4 độ F).
  • Trẻ sốt cao liên tục trên 40 độ C (104.0°F )

4. Hạ sốt bằng thuốc

  • Acetaminophen và Ibuprofen .Tuy nhiên cần lưu ý:
  • Acetaminophen không nên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ibuprofen không nên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng, cũng không nên dùng cho trẻ đang nôn ói hoặc mất nước.
  • Không dùng aspirin để hạ sốt vì aspirin có tác dụng phụ như đau bụng, xuất huyết tiêu hóa và hội chứng Reye.
  • Nếu trẻ ói nhiều và không ăn uống được, có thể dùng hạ sốt nhét hậu môn.
  • Nếu trẻ đang uống các loại thuốc khác, hãy kiểm tra các thành phần của thuốc. Nếu trong thành phần của thuốc đã có acetaminophen hoặc ibuprofen, xin hãy báo cho bác sĩ của bạn biết.





View attachment 1888




5. Sốt cao co giật

  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi - 6 tuổi, sốt cao có thể khởi phát 1 cơn co giật.
  • Trẻ có thể co giật, gồng người, trợn mắt, da có thể xanh tái trong vài phút, tự khỏi, thường lành tính.
  • Những gì bạn cần làm khi trẻ bị sốt là:
  • Uống bù nước
  • Nới lỏng cởi bớt áo
  • Chườm ấm nách bẹn, trán, cổ
  • Da tiếp da với bố, mẹ
  • Nằm phòng điều hoà 27-28 độ C



View attachment 1889




6. Xử trí cơn co giật do sốt tại nhà:

Đặt trẻ nằm trên giường hoặc sàn nhà, tránh xa các vật cứng hoặc sắc nhọn.

Xoay đầu trẻ nghiêng về một bên để nước bọt hoặc chất nôn có thể chảy ra ngoài.

Không để bất cứ vật gì vào miệng trẻ, kể cả ngón tay của bạn.

Cần đến bác sĩ khám ngay, nhất là đối với các trẻ sốt cao co giật lần đầu.

=> NÊN NHỚ RẰNG: KHÔNG THỂ PHÒNG TRƯỚC CƠN CO GIẬT XẢY RA KHI TRẺ SỐT
 

Bạn nên xem thêm

Mùa này các bé dễ sốt lắm nên mẹ cần chú ý