4 cách giúp cha mẹ vượt qua cơn giận dữ với trẻ

  • Xin chào Khách !
    - Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với "Diễn đàn CHA MẸ NUÔI CON" hãy Đăng ký tài khoản.
    - Nếu đã có tài khoản bạn hãy Đăng nhập và tham gia giao lưu với các Cha mẹ trên Forum.
    - Bất kỳ hành vi SPAM nào bị phát hiện, BQT sẽ xóa ngay bài đăng và BAN tài khoản vĩnh viễn.
Lượt xem
347
4 cách giúp cha mẹ vượt qua cơn giận dữ với trẻ

Tại sao bạn giận dữ với trẻ?
Khi hướng dẫn hay chơi với trẻ, cha mẹ rất dễ mất bình tĩnh hoặc không giữ được sự háo hức ban đầu. Điều này rất dễ hiểu, một phần là do các bé còn quá nhỏ để nhận thức và nắm bắt kịp những điều cha mẹ truyền đạt. Các bé còn bỡ ngỡ với những điều xung quanh nên xu hướng khám phá bộc lộ rất rõ: hỏi hàng tá câu hỏi, thích cầm/nắm thậm chí cắn các đồ vật, chúng nhanh chán, thường chỉ tập trung làm một việc nhất định mà chúng quan tâm. Do đó, rất khó để cha mẹ hướng dẫn, chỉ bảo chúng. Kết quả là một số bậc phụ huynh không thể khiến con làm theo ý của mình, nên thường sinh ra cảm giác cáu giận.

Sự tức giận thường xuất phát từ “mong muốn hoàn hảo” của cha mẹ. Cha mẹ đều có mục đích tốt là mong con lớn khôn, thông minh. Tuy nhiên, việc đòi hỏi con hoạt động, học tập theo cách mà cha mẹ vạch ra sẵn không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt. Chính vì đặt mục tiêu quá cao, không thấu hiểu quy trình phát triển và hoạt động ở trẻ nhỏ dễ dẫn đến những cơn giận không đáng có.

Tác hại cơn giận dữ của cha mẹ đối với trẻ: hình phạt hoặc thái độ khi đó của cha mẹ có thể khiến trẻ sợ hãi, ngăn chặn quá trình tư duy – khám phá tự nhiên của trẻ, khiến dụt dè hơn, hay thậm chí trầm cảm, có thể ám ảnh trẻ suốt đời.

Làm gì để kiểm soát cơn giận?

Sau đây là 4 Tips đơn giản giúp cha mẹ chuyển hoá cơn giận bộc phát của mình, để việc chơi với con trẻ trở nên dễ dàng hơn:

1. Hãy luôn bình tĩnh
Nếu cơn nóng giận đơn giản chỉ là một suy nghĩ thoáng qua thì mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cơn giận thường kèm theo hành động: như các hình phạt, lời cảnh cáo/nhắc nhở,…

Do đó, bạn cần thật bình tĩnh mỗi khi cảm thấy không hài lòng với việc làm của trẻ dù là lỗi sai của chúng. Hãy cố gắng không có bất kỳ hành động nào trong lúc đang cảm thấy như vậy. Thay vào đó, tập trung vào nguyên nhân dẫn đến hành vi như vậy của trẻ để có cách giải quyết tốt hơn.

2. Tập trung vào những thứ tích cực
Đừng vỗi vã trách móc hay nhìn vào lỗi sai, hãy đặt vấn đề: Việc làm này có lợi gì không nhỉ? Có điều gì tốt mà bạn chưa nhận ra ở vấn đề này chăng? Hãy đứng ở một vị trí khác và đánh giá vấn đề bạn đang gặp phải, sau đó điều chỉnh nhữung điều chưa tốt, điều này sẽ khiến bạn quên đi cơn giận mà lại giải quyết được mâu thuẫn rất hiệu quả.

Chẳng hạn khi bạn cố gắng tập cho bé viết chữ A mà đứa trẻ chỉ cố gắng ngoáy ngoáy những vòng tròn vô nghĩa trên tập. Hãy khoan bực tức với trẻ. Xem kìa, ở bạn có thể dạy trẻ viết chữ O trước mà, có vẻ chúng sẽ thích chữ O đấy, kế đó bạn có thể dạy chúng viết chữ a thay vì A. Buổi học sẽ hiệu quả và bớt căng thẳng hơn nhiêu.

3. Sử dụng những từ ngữ giải thích logic
Ví dụ: nếu con vứt rác ra nhà nhìn hãy giải thích là điều đó sẽ làm mọi thứ bừa bộn và xấu xí như thế nào, thậm chí đạp phải sẽ bị ngã.

4. Làm gương
Hãy chú ý tới các hành vi của mình nếu bạn muốn những đứa trẻ học chúng
“Đừng lo lắng đứa trẻ của bạn không lắng nghe bạn, mà hãy lo lắng rằng chúng luôn luôn nhìn bạn. ” - Robert Fulghu

Trên đây là những bước đơn giản để “đổi chiều” cơn nóng giận khi làm việc chung với trẻ. Hãy khiến mỗi tiết học/ chơi với con trở thật thú vị.

Gợi ý giúp cha mẹ dạy con dễ dàng – Phương pháp dạy con tối ưu Montessori
Đây là một phương pháp giáo dục rất đặc biệt của Dr. Maria Montessori (1870 – 1952) dựa trên các nghiên cứu và quan sát thực nghiệm. Được chứng minh là rất có hiệu quả trong việc giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi.

Ở Việt Nam, Phương pháp này chưa được biết đến nhiều, cũng như chưa được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đây là một phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao.

Với phương pháp Montessori cha mẹ chỉ cần tạo cho com một môi trường hoạt động theo đúng hướng dẫn. Các giáo cụ sẽ giúp bé tự học hỏi qua hoạt động khám phá đa giác quan. Cha mẹ chỉ cần quan sát và giúp đỡ khi bé cần. Hiệu quả của trẻ khi học bằng phương pháp này sẽ cao hơn khi học theo phương pháp truyền thống. Phương pháp này khuyến khích các bé học chủ động, hiểu sâu vấn đề dựa trên sự thích thú, tò mò. Ngoài ra, còn giúp bé thành thạo các kỹ năng đơn giản hàng ngày, thông minh, hoạt bát, tư duy sáng tạo hơn.
 

Bạn nên xem thêm

Trẻ nhỏ còn chưa nhận thức được rất dễ khiến chúng ta cảm thấy bực tức nhưng những lúc như vậy phải bình tĩnh thì mới giao dục tốt được cho trẻ